Quy định về tiếng ồn nhà máy đáp ứng yêu cầu làm việc

Quy định về tiếng ồn nhà máy là những tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Tiêu chuẩn tiếng ồn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Tiêu chuẩn QCVN 26:2010. Những quy định này được áp dụng để bảo vệ sức khỏe người lao động, đang làm việc trong môi trường nhà máy; đồng thời giảm thiểu những ảnh hưởng và tác động từ nhà máy tới môi trường xung quanh. Các nhà máy khi đi vào hoạt động phải đáp ứng những quy định này. 

Các quy định về tiếng ồn nhà máy theo pháp luật Việt Nam 

Nhà máy là nơi sản xuất hàng loạt, với sự vận hành của nhiều máy móc cùng lúc. Bên cạnh đó cũng có lượng công nhân viên đông đảo tập trung bên trong nhà máy, nên cần phải đáp ứng những yêu cầu về giới hạn tiếng ồn để bảo vệ sức khỏe cho người lao động đang làm việc bên trong, đồng thời ngăn chặn hoặc giảm thiểu những ảnh hưởng của tiếng ồn phát ra từ nhà máy tới môi trường không gian bên ngoài. 

Các quy định về tiếng ồn nhà máy theo pháp luật Việt Nam
Các quy định về tiếng ồn nhà máy theo pháp luật Việt Nam

Vì thế hiện nay Nhà nước Việt Nam đã ban hành những Quy chuẩn về giới hạn tiếng ồn tại nhà máy, bao gồm những nội dung chính như sau: 

Quy định tiếng ồn nhà máy đối với môi trường lao động

Căn cứ theo QCVN 24:2016/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn do Bộ Y tế Việt Nam ban hành, giới hạn tiếng ồn cho phép tại môi trường làm việc của nhà máy cụ thể như sau: 

Mức tiếng ồn cho phép 

(đơn vị: dBA)

Thời gian tiếp xúc tiếng ồn trong lúc làm việc 

(Tính theo tiêu chuẩn 8 giờ/ngày)

85 dBA

Tối đa 8 giờ
88 dBA

Tối đa 4 giờ

91 dBA

Tối đa 2 giờ
94 dBA

Tối đa 1 giờ

97 dBA

Tối đa 30 phút
100 dBA

Tối đa 15 phút

Căn cứ vào bảng này, nếu như tiếng ồn trong nhà máy vượt quá giới hạn 85 dBA, thì có nghĩa là những công nhân viên làm việc bên trong nhà máy, bắt buộc phải sử dụng thiết bị bảo vệ thính lực theo đúng quy định. Ngoài ra, nhà máy cần thực hiện những biện pháp giảm tiếng ồn phát ra, để bảo vệ sức khỏe cho người lao động, cũng như hạn chế những tác động của tiếng ồn quá lớn đến môi trường xung quanh, ngăn chặn nguy cơ gây ra ô nhiễm tiếng ồn. 

Quy định tiếng ồn nhà máy đối với môi trường lao động
Quy định tiếng ồn nhà máy đối với môi trường lao động

Có thể bạn quan tâm: Bộ đàm liên lạc nội bộ – Thiết bị cần thiết của bảo vệ

Quy định tiếng ồn nhà máy đối với khu vực xung quanh

Pháp luật Việt Nam đưa ra những tiêu chuẩn về giới hạn tiếng ồn tại nhà máy còn được áp dụng cho ảnh hưởng đối với những không gian xung quanh. Các nhà máy được xây dựng gần những khu vực này cần phải đáp ứng được yêu cầu về giới hạn tiếng ồn để ngăn chặn nguy cơ gây ra những tác động tiêu cực đối với môi trường xung quanh. 

Cụ thể là theo QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn do Bộ Tài nguyên & Môi trường yêu cầu như sau: 

Các khu vực có thể chịu ảnh hưởng từ nhà máy

Giới hạn tiếng ồn vào ban ngày

Giới hạn tiếng ồn vào ban đêm (Từ 22h – 6h ngày hôm sau)

Những công trình đặc biệt (trường học, bệnh viện, đền chùa…)

50 dBA

45 dBA

Khu vực dân cư sinh sống 

55 dBA

45 dBA

Khu vực hỗn hợp, bao gồm khu dân cư sinh sống kết hợp với các cơ sở sản xuất nhẹ 

60 dBA

50 dBA

Khu sản xuất công nghiệp

70 dBA

55 dBA

Lưu ý: Những quy định này được đặt ra cho các khu vực bên ngoài nhà máy, không bao gồm các khu vực nội bộ nhà xưởng, nhà máy, khu công nghiệp. Do đó, các đơn vị nhà thầu và chủ đầu tư cần đảm bảo nhà máy được xây dựng ở những khu vực phù hợp, có khoảng cách và quy mô đáp ứng tiêu chuẩn trên để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt cho môi trường bên ngoài.

Quy định tiếng ồn nhà máy đối với khu vực xung quanh
Quy định tiếng ồn nhà máy đối với khu vực xung quanh

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu quy trình bảo vệ tòa nhà chuẩn chỉnh nhất

Các biện pháp kiểm soát tiếng ồn trong nhà máy

Nếu như tiếng ồn trong nhà máy vượt qua những giới hạn cho phép, thì đơn vị nhà thầu và chủ đầu tư cần đưa ra những biện pháp kiểm soát và giảm thiểu tiếng ồn trong nhà máy. Đây là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe người lao động, ban quản lý, đội ngũ an ninh đang bảo vệ nhà máy cũng như đảm bảo độ bền cho các thiết bị, cơ sở vật chất trong nhà máy. Chưa kể, đây còn là điều nhất định phải làm để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống xung quanh. 

Dưới đây là một số biện pháp được áp dụng để kiểm soát tiếng ồn tại nhà máy. Các đơn vị căn cứ vào mức độ tiếng ồn để đưa ra những biện pháp phù hợp nhất: 

  • Tìm những biện pháp để cải thiện chất lượng và tính năng của máy móc, thiết bị vận hành trong nhà máy, giúp giảm tiếng ồn. 
  • Sử dụng các dịch vụ bảo vệ nhà máy chuyên nghiệp để tìm phương án giảm tiếng ồn. 
  • Lắp đặt các loại tường cách âm, chống rung tại khu vực phát ra tiếng ồn lớn để ngăn chặn phạm vi ảnh hưởng. 
  • Xây dựng lại mặt bằng sản xuất để tách biệt các khu vực phát ra tiếng ồn lớn với không gian còn lại. 
  • Trang bị những thiết bị bảo hộ lao động, cụ thể là cho tai của công nhân viên như: chụp tai hoặc nút tai. 
  • Thực hiện các kiểm tra và đánh giá định mức về mức độ tiếng ồn, cũng như thực hiện các xét nghiệm và theo dõi nguy cơ tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động. 
Các biện pháp kiểm soát tiếng ồn trong nhà máy
Các biện pháp kiểm soát tiếng ồn trong nhà máy

Hiện nay Bảo vệ Long Hải đang phát triển các dịch vụ bảo vệ an ninh nhà máy và hỗ trợ xây dựng môi trường làm việc an toàn tại nhà máy. Để khám phá những thông tin liên quan đến xây dựng môi trường làm việc đạt chất lượng tại các công xưởng, nhà máy, xin mời liên hệ Long Hải và nhận tư vấn chi tiết.

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ BẢO VỆ LIÊN DOANH LONG HẢI

Địa chỉ: 1380/5 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TPHCM

Xem đường đi đến văn phòng tại đây

Hotline: 098.1838.458

Hotline: 0932.665.277

Email:info@baove-longhai.com

Website: baove-longhai.com